Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cần có những yếu tố nào?

2,258 lượt xem

Tuyển dụng nhân sự luôn là công việc quan trọng của mọi doanh nghiệp bởi đây là khâu sàng lọc và chọn lựa những người có năng lực đảm nhiệm các vị trí công việc mà doanh nghiệp cần. Bài viết hôm nay, 123dang.com mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn thế nào là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi thì cần những yếu tố nào?

I. Nhà tuyển dụng là những ai?

Như đã nói ở trên, nhà tuyển dụng sẽ chịu trách nhiệm sàng lọc và tuyển chọn các ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc ở vị trí tuyển dụng. Hiện tại, thị trường tuyển dụng sẽ gồm 4 dạng:

- Chính doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đứng ra tìm kiếm ứng viên.

- Đơn vị dịch vụ tuyển dụng thuê ngoài.

- Các website tuyển dụng việc làm và đăng tin tìm việc.

- Dịch vụ tìm kiếm nhân lực quản lý, hay "săn đầu người" và tuyển dụng " dành riêng cho việc tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp và quản lý cấp cao.

Tại các doanh nghiệp nhỏ, nhà tuyển dụng sẽ lãnh đạo hoặc phòng nhân sự trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng. Đối với các doanh nghiệp cỡ lớn có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ quy trình tuyển dụng cho các đơn vị làm dịch vụ nhân sự.

II. Nhà tuyển dụng nhân sự giỏi cần có những yếu tố nào?

Để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi cần phải có các yếu tố sau:

1. Có tố chất của mọi nghề

Để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi, bạn cần phải hiểu rõ được các vị trí công việc, các vị trí tuyển dụng để có thể hiểu được đặc thù công việc cũng như những yêu cầu, những tố chất mà công việc đó đòi hỏi phải đáp ứng được được là một quá trình trải nghiệm và học hỏi giúp nhà tuyển dụng không những hiểu rất rõ về các vị trí công việc, sản phẩm, dịch vụ trong công ty mà còn nắm bắt được thông tin thị trường về lĩnh vực đó.

2. Đón trước xu hướng

Số lượng ứng viên tìm kiếm việc làm bằng thiết bị di động đăng tăng lên từng ngày, và có một trang web được tối ưu hóa cho điện thoại di động là một yêu cầu buộc phải có trong thế giới di động ngày nay, nhưng hiện chỉ có khoảng một nửa số các công ty nhân sự quan tâm. Các nhà tuyển dụng thành công nhận ra rằng, khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhằm giúp ứng viên thông qua thiết bị di động tìm thấy cơ hội của họ là đã thành công một phần trong việc tạo nên trải nghiệm cho ứng viên.

3. Khả năng giao tiếp hiệu quả

Khả năng giao tiếp hiệu quả bao gồm cả giao tiếp trực tiếp (đối thoại, phỏng vấn) và gián tiếp (email, điện thoại, chat). Thử thách lớn nhất trong vấn đề giao tiếp là làm sao có thể trao đổi được cùng ngôn ngữ với từng nhóm ứng viên. Giao tiếp với anh làm Kỹ thuật phải khác với chị làm Marketing, giao tiếp với một bạn mới ra trường phải thật khác với một anh Giám đốc chuyên môn. Để có được kỹ năng này đòi hỏi nhà tuyển dụng phải thực hành thường xuyên với nhiều người thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Đồng thời cũng cần hiểu rõ tính chất công việc, các thuật ngữ chuyên môn của từng ngành nghề.

4. Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ

Theo một số thông kê thì nguồn tuyển dụng hiệu quả nhất hiện tại là nguồn giới thiệu từ các mối quan hệ (bạn bè, đồng nghiệp hiện tại, đồng nghiệp cũ và bạn học…). Chính vì vậy bạn càng có nhiều mối quan hệ thì khả năng bạn tìm được nhân tài càng nhanh.

5. Chịu áp lực tốt

Người làm tuyển dụng sẽ phải chịu áp lực ít nhất từ 3 phía: Bộ phận có nhu cầu tuyển dụng, Cấp trên trực tiếp của bạn và Ứng viên. Bạn phải thường xuyên giao tiếp, ứng xử khéo léo để “được lòng” cả 3 bên là câu chuyện không hề đơn giản. Bộ phận có ngân sách hạn hẹp nhưng đòi người thật giỏi, Ứng viên thì lúc nào cũng muốn tăng lương ít nhất 20% khi nhảy việc còn sếp thì KPI, deadline,…

6. Luôn học hỏi để phát triển bản thân

Nhà tuyển dụng thành công luôn nổi bật bởi họ không chỉ sắp xếp, bố trí việc làm mà họ còn tạo ra những phép màu. “Hãy tìm ra những thời điểm trong quá trình làm việc mà bạn có thể thêm vào đó những bất ngờ tích cực hoặc vài điều đáng chú ý”, Gregg gợi ý. “Thỉnh thoảng hãy khiến cho khách hàng phải hoàn toàn ngạc nhiên về mình, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển tốt hơn nữa”.

II. Những kỹ năng cần rèn luyện để trở thành một nhà tuyển dụng tốt

1. Sự tự tin

Tự tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong vai trò tư vấn, nhưng bạn phải khéo léo thể hiển sự tự tin về dịch vụ của mình mà không làm cho người đối diện đánh giá là kiêu ngạo hay tự mãn. Chìa khóa để đạt được sự tự tin này chính là kiến thức. Hãy đào sâu nghiên cứu về lĩnh vực của mình và luôn dẫn đầu trong việc nắm bắt thông tin xu hướng thị trường. Thiết lập bản thân như một người tiên phong nổi bật trong lĩnh vực đó và bạn sẽ nhận ra rằng khách hàng và ứng viên sẽ đặt nhiều niềm tin hơn vào bạn cũng như năng lực của bạn để đáp ứng được mong đợi của họ.

2. Kỹ năng lắng nghe

Đặc điểm chung của những người tuyển dụng xuất sắc là khả năng lắng nghe tốt. Chúng ta đều có hai cái tai và một cái miệng để nghe nhiều hơn và nói ít đi. Bạn không những cần đặt đúng câu hỏi mà còn phải lắng nghe kỹ càng câu trả lời của ứng viên và khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của cả hai bên. Đây là một bước cực kỳ quan trọng khi tuyển dụng. Xây dựng được một bức tranh tổng thể về kỳ vọng của khách hàng và ứng viên sẽ giúp bạn thấu hiểu và đáp ứng được yêu cầu của họ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

3. Kỹ năng giao tiếp

Tuyển dụng là nghề làm việc với con người. Khi gặp gỡ và tiếp xúc với ứng viên và khách hàng thì bạn phải luôn lịch sự và chuyên nghiệp trên tất cả các phương tiện giao tiếp: qua emai, gặp gỡ trực tiếp và dĩ nhiên là trên cả các mạng xã hội nữa. Một sai lầm khi giao tiếp có thể hủy hoại danh tiếng của bạn trong ngành ngay lập tức. Hầu hết các chuyên gia tuyển dụng là những người cởi mở hòa đồng nên có thể làm việc với nhiều loại người khác nhau. Vì vậy, bạn phải biết cách kết nối, nắm bắt mọi cơ hội để gặp gỡ giao lưu và biến nó thành kết quả kinh doanh. Xây dựng được mối quan hệ vững chắc với những người trong cuộc sẽ giúp bạn tạo dựng được sự tin tưởng với Khách hàng. Bên cạnh đó, ứng viên cũng sẽ muốn giới thiệu bạn với bạn bè hay gia đình của họ nếu bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

4. Kỹ năng quả/n lý thời gian

Các nhà tuyển dụng hoạt động trong một thị trường năng động và thường phải xử lý một khối lượng lớn các bản tóm tắt công việc và gặp gỡ nhiều khách hàng hay ứng viên. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng đảm nhận nhiều dự án sẽ giúp bạn quản lý công việc hiệu quả và hoàn thành với kết quả tốt nhất. Bạn sẽ cần phải ghi nhớ chi tiết của các công việc khác nhau, các doanh nghiệp và ứng viên đang làm việc cùng cũng như ghi chép lại tiến độ công việc để đảm bảo rằng mình đang cung cấp dịch vụ hiệu quả và năng suất. Nếu bạn không thể theo kịp những chi tiết nhỏ và không biết cách sắp xếp mọi việc thì khó có ai có thể tin tưởng vào khả năng của bạn cho những nhiệm vụ thử thách hơn trong tương lai.

III. Bí quyết để trở thành nhà tuyển dụng chuyên nghiệp

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn việc làm, chắc chắn, nhà tuyển dụng phải trải qua nhiều bước để tìm được ứng viên tài giỏi nhất, phù hợp nhất. Vậy, quá trình tìm kiếm đó trải qua những bước nào, quy trình tuyển dụng nhân sự đó ra sao

1. Lọc hồ sơ trước khi phỏng vấn

Một khi công ty có nhu cầu tuyển dụng, nhà tuyển dụng có thể nhận hàng trăm hồ sơ từ những người tìm việc. Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng đáp ứng đủ yêu cầu của vị trí công việc. Chính vì vậy, là một nhà tuyển dụng, bạn cần phải biết chắt lọc thông tin và tìm kiếm những điểm nổi bật ở ứng viên đó. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những ứng viên không thật sự quan tâm đến công việc này mà chỉ đơn thuần là làm sao để ứng tuyển cả loạt 30 công việc càng nhanh càng tốt. Quá trình tuyển dụng của bạn sẽ tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn.

2. Mô tả chi tiết yêu cầu cho vị trí đang tìm kiếm

Điều quan trọng ở đây là phải xác định được bạn mong muốn gì ở người nhân viên cho vị trí bạn đang tìm kiếm, để từ đó xây dựng bản mô tả chi tiết các yêu cầu cụ thể. Hãy ra một bản mô tả từ tổng quát đến chi tiết về vị trí tuyển dụng và những phẩm chất bạn đang tìm kiếm càng cụ thể càng tốt. Việc này giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm và thu hút chính xác người bạn cần.

3. Có tinh thần trách nhiệm

Là một nhà tuyển dụng, bạn không thể giữ suy nghĩ tuyển cho xong, không cần biết người bạn tuyển có làm tốt công việc hay không. Nếu vậy thì bạn sẽ không thể đứng vững được trong cái nghề này. Hãy quan tâm, chăm sóc tận tâm và có trách nhiệm với những ứng viên mà bạn đã tuyển dụng. Có như vậy bạn mới xây dựng được lòng tin ở họ và có được mạng lưới quản trị nhân lực vững chắc.

4. Linh hoạt xử lý tình huống khi phỏng vấn

Trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ gặp rất nhiều ứng viên với những tính cách, phong cách phỏng vấn khác nhau. Chính vì vậy, để giữ bầu không khí cởi mở, thoải mái, bạn nên xử lý linh hoạt, nhanh nhạy những tình huống phát sinh, tránh để ứng viên nói dông dài về những vấn đề không liên quan. Ngoài ra, với những ứng viên không phù hợp, thay vì vòng vo hay từ chối thẳng thừng, bạn hãy linh hoạt đưa ra cho họ những lựa chọn có lợi cho họ nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho bạn. Đó mới thật sự là một chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp trong thời đại hiện nay.

5. Giao tiếp và ứng xử thông minh

Trong khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần vận dụng những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khéo léo. Điều này giúp ứng viên cảm thấy thoải mái, tự tin bộc lộ những điểm mạnh của mình. Bên cạnh đó, việc giao tiếp còn giúp nhà tuyển dụng làm chủ cuộc phỏng vấn, điều khiến bầu không khí và tình huống theo mục đích của mình. Có như vậy, các ứng viên sẽ có thêm niềm tin và nỗ lực để làm việc, cống hiến cho công ty sau khi được tuyển dụng.

6. Làm việc nhanh chóng và hiệu quả

Công việc của người tuyển dụng không hề dễ dàng. Sự cạnh tranh trong thị trường lao động khiến nhà tuyển dụng luôn phải làm việc với năng suất cao để tìm kiếm những ứng viên sáng giá. Họ làm việc với khách hàng và ứng viên để đặt ra những kỳ vọng, nắm bắt nhu cầu rồi kết hợp đúng người với đúng vị trí. Vì thế họ cần luôn nhanh nhẹn, tháo vát và nắm bắt thông tin mọi lúc mọi nơi.

7. Căn cứ vào các nguồn thông tin tham khảo khác nhau

Có không ít ứng viên nói dối về những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Chính vì vậy, thay vì chỉ chăm chăm chú ý vào mục ứng viên tự khai trong hồ sơ, bạn cần phải kiểm tra và khoanh vùng nguồn tham khảo. Điều này giúp bạn thể hiện mình là một nhà tuyển dụng khách quan và công tâm. Hơn nữa, bạn sẽ có được thông tin chính xác và độc lập để đánh giá các ứng viên hiệu quả, chất lượng.

8. Thích ứng với sự tiến bộ của công nghệ

Thời đại công nghệ thông tin giúp người tìm việc có rất nhiều phương thức để tiếp cận công việc. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng chuyên nghiệp phải biết cách sử dụng công nghệ tối ưu hóa tất cả các mặt từ thăm dò, thuê và tuyển dụng. Các hình thức tuyển dụng hiện đại như phỏng vấn qua điện thoại, video, phỏng vấn nhóm hay qua mạng xã hội... Điều này giúp nhà tuyển dụng tiếp cận một nguồn ứng viên dồi dào, đạt hiệu quả cao.

V. Danh sách những nhà tuyển dụng hàng đầu hiện nay

Danh sách 10 Nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới (World's Best Employers) được tạp chí Forbes công bố mới đây chính là những nhà tuyển dụng hàng đầu với hình ảnh thương hiệu, điều kiện làm việc cũng như các yếu tố phuc lợi , đa dạng về giứi tính, dân tộc trong đội ngũ nhân viên. Cùng điểm qua 10 nhà tuyển dụng hàng đầu hiện nay gồm những ai nhé!

1. Google

Theo số liệu năm 2018 về mức độ đa dạng về giới và dân tộc, Google cho biết có tới 25,5% nữ giới chiếm các vị trí lãnh đạo, tỷ trọng nhân viên là người latinh và da đen ngày càng tăng. Hiện Công ty này có hơn 80.000 nhân viên, doanh thu 117,9 tỷ USD và lợi nhuận 16,6 tỷ USD trong năm ngoái.

2. Microsoft

Hãng công nghệ Microsoft hiện có 124.000 nhân viên với doanh thu 103,3 tỷ USD và lợi nhuận 14,2 tỷ USD trong năm ngoái.

3. Apple

 Apple có hơn 123.000 nhân viên tính đên năm 2017. Công ty này đạt doanh thu 229,3 tỷ USD và lợi nhuận 48,3 tỷ USD.

4. Walt Disney Company

Walt Disney Company có 199.000 nhân viên tính tới 30/9/2017.

5. Amazon

Tính tới tháng 4/2018, gã thương mại điện tử khổng lồ có 563.000 nhân viên. Amazon chính thức cán mốc vốn hoá 1.000 tỷ USD vào ngày 4/9/2018.

6. Công ty dầu khí China National Offshore Oil Corporation (CNOOC)

CNOOC là công ty dầu khí lớn thứ 3 tại Trung Quốc sau CNPC (công ty mẹ của PetroChina) và China Petrochemical Corporation (công ty mẹ của Sinopec), thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc. Tính tới tháng 6/2018, công ty này có 19.000 nhân viên.

7. Daimler AG

Hãng xe của Đức Daimler AG là gồm 5 mảng: Mercedes-Benz Cars, Daimler Trucks, Mercedes-Benz Vans, Daimler Buses và Daimler Financial Services. Công ty này có 289.000 nhân viên tính tới thời điểm tháng 6/2018.

8. Kasikornbank Pcl

Kasikornbank Public Co. Ltd., hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và một số lĩnh vực liên quan khác, có trụ sở tại Băng Cốc, Thái Lan. Tính tới tháng 6/2018, công ty này có 34.000 nhân viên.

9. Celgene Corporation

Celgene Corp. là tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu của Mỹ. Tính tới tháng 6/2018, Công ty này có hơn 7.400 nhân viên.

10. BMW Group

BMW là hãng xe Đức, sở hữu các thương hiệu BMW, MINI và Rolls-Royce. Tính tới tháng 6/2018, BMW có khoảng 130.000 nhân viên.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.