JD là gì? Cách soạn JD tối ưu nhất.

649 lượt xem

Thông thường khi các bạn đi tìm việc làm, các bạn sẽ thường nghe đến từ JD, nhà tuyển dụng thường gửi Jd cho ứng viên để xem xét có phù hợp hay không. Còn nếu bạn là nhà tuyển dụng, cũng sẽ có nhiều lúc ứng viên sẽ xin JD của bạn. Đây là thuật ngữ phổ biến trong tuyển dụng. Vậy Jd là gì, làm cách nào để soạn Jd tối ưu, hấp dẫn nhất dành cho nhà tuyển dụng, hãy cùng web tuyển dụng tìm hiểu dưới đây nhé

JD là gì?

JD chính là từ viết tắt của từ Job Description trong tiếng Anh,dịch ra có thể gọi là mô tả công việc. JD thường được các nhà tuyển dụng lên sẵn và gửi đến cho những người có nhu cầu xin việc. Nói một cách đơn giản, JD chính là những mô tả, yêu cầu về công việc mà phía nhà tuyển dụng cần ứng viên thực hiện, thỏa thuận về lương của nhà tuyển dụng dành cho người ứng tuyển.

Từng vị trí công việc, nhà tuyển dụng lại xây dựng một bản JD khác nhau. Một bản JD tốt có thể giúp cho nhà tuyển dụng thu hút được rất nhiều người ứng tuyển chất lượng.

cách viết JD hiệu quả

Cách viết JD tối ưu, thu hút nhiều ứng viên chất lượng

JD là bản mô tả công việc, giúp cho các ứng viên tìm hiểu kĩ công việc mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Việc ứng viên xem trước JD trước khi đến phỏng vấn giúp cho cả hai bên đỡ mất thời gian. Nhà tuyển dụng cũng có thể chọn lọc được những hồ sơ ứng viên phù hợp nhất.

Cấu trúc cơ bản của một bản JD tối ưu gồm những phần sau:

1. Thông tin công ty.

Mô tả ngắn, sơ lược về nhà tuyển dụng, ví dụ tên công ty, lĩnh vực hoạt động, quy mô, địa chỉ công ty,.... 

Không nhất thiết phải viết một đoạn văn dài dòng giới thiệu, điều đó khiến Jd của bạn trở nên nhàm chán, loảng nội dụng. Một mô tả ngắn gọn sẽ giúp ứng viên xem xét được về vị trí địa lý, về quy mô công ty có phù hợp với bản thân hay không trước khi xem chi tiết các mô tả công việc khác

2. Mô tả công việc.

Đây được xem là phần quan trọng nhất của JD, một số ứng viên có thể lướt qua phần đầu để xem ngay phần mô tả công việc này.

- Tại đây, nhà tuyển dụng ghi ra những mô tả chi tiết nhất về công việc mà ứng viên sẽ làm sau khi trúng tuyển. Trước hết, hãy ghi rõ ràng "vị trí công việc", có một số công việc tại những công ty giống nhau, tuy nhiên cách đặt tên vị trí khác nhau, chẳng hạn có nơi gọi là "nhân viên thiết kế web", có nơi lại là "website designer", có nơi thì là "website developer",.... Nhà tuyển dụng nên ghi vị trí công việc một cách ngắn gọn, nhưng dễ hiểu, làm sao khi ứng viên chỉ cần đọc tên vị trí công việc là có thể hiểu sơ lược mình cần làm gì.

- Tiếp theo, hãy mô tả rõ ràng rằng vị trí công việc đó cần làm những gì. Có thể ghi ngắn gọn, chung chung, và trao đổi qua điện thoại hoặc lúc phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu bạn ghi càng rõ ràng, ứng viên sẽ càng thích thú, bạn cugnx sẽ dễ lựa chọn những ứng viên phù hợp, loại bỏ những ứng viên "đúng tên gọi nhưng sai tính chất".

3. Quyền lợi được hưởng.

Tại sao webtuyendung lại để "quyền lợi được hưởng" trước "yêu cầu công việc"?

- Bạn biết đó, sau khi biết những gì mình cần làm, người ta thường muốn biết mình được gì nếu làm thứ đó.

- Ở đây, nhà tuyển dụng hãy nêu ra những điều tốt nhất nếu ứng viên làm việc tại công ty của bạn, có thể là các chế độ, thưởng, bảo hiểm, các ngày nghỉ, phép,.....

- Nếu muốn công khai, bạn cũng có thể show ra mức lương, tốt nhất hãy đưa ra khoảng mốc, không nên đưa một mức lương chính xác.

4. Yêu cầu công việc

Tại đây, nhà tuyển dụng nên chia thành hai phần.

- phần thứ nhất, đưa ra những yêu cầu liên quan tới công việc, chẳng hạn các chứng chỉ cần thiết, các skill, kĩ năng.

- phần thứ hai, đưa ra những yêu cầu khác, ví dụ tác phong làm việc, giờ giấc,....

5. Hình thức ứng tuyển và liên hệ

- Ở phần cuối này, nhà tuyển dụng đưa ra thời gian hạn chót nộp hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ (nộp trực tiếp, qua email, online thông qua website tuyển dụng,....)

- Đưa ra thông tin liên hệ của bộ phần tuyển dụng.

Dựa vào những thông tin có trên bản JD, người tuyển dụng có thể tự đánh giá xem mình có phù hợp hay không. Nếu phù hợp với hầu hết mọi yêu cầu, mức lương, thỏa thuận, họ mới nộp đơn ứng tuyển vào vị trí đó. Thế nên việc hiểu JD là gì chưa bao giờ trở nên quan trọng đến thế. Nếu bạn không hiểu, bạn đã tự mình đánh mất cơ hội thăng tiến của bản thân.

Hi vọng bài viết JD là gì đã giải đáp thông tin và tầm quan trọng của JD đối với nhà tuyển dụng và người ứng tuyển từ đó tạo nên một JD hấp dẫn nhất, thu hút nhân tài hiệu quả.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.