Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch

95,569 lượt xem

Những thuật ngữ như:" trình độ học vấn", "trình độ chuyên môn"... thường được bắt gặp rất nhiều trong những văn bản hành chính, đặc biệt là trong Sơ yếu lý lịch và hồ sơ xin việc. Vậy trình độ học vấn là gìcách ghi trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch xin việc ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới đây của 123dang.com.

I. Trình độ học vấn là gì?

Học vấn là khái niệm chỉ mức độ của việc học mà một người đã đạt tới, bao gồm nhiều cấp bậc như: tiểu học, trung học, đại học, …Ở mỗi cấp bậc như thế, ta có thể gọi là một trình độ. Do đó, có thể hiểu nôm na rằng trình độ học vấn chính là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có.

Trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là Trình độ văn hóaTrình độ chuyên môn.

1. Trình độ văn hóa là gì?

Khái niệm trình độ văn hóa rất rộng và phức tạp, tuy nhiên, trong phạm vi của Sơ yếu lý lịch thì trình độ văn hóa được hiểu là trình độ giáo dục phổ thông, dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông.

Nếu hiểu theo ý nghĩ rộng hơn thì trình độ văn hóa bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần của cá nhân, trong đó chứa đựng cả cách sống, lối sống.

Trong khi đó, khái niệm trình độ giáo dục phổ thông sẽ được hiểu là trình độ tiếp thu kiến thức của các cá nhân ở các cấp học phổ thông (bao gồm các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).

Cách ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lí lịch sẽ ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Ví dụ:

- Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm);

- Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).

2. Trình độ chuyên môn là gì?

Định nghĩa trình độ chuyên môn là danh từ nói về khả năng, năng lực của bạn có thể chuyên về mình lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Kỹ sư Công nghệ thông tin, Cử nhân Hóa Dược,....

Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

Cách ghi trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch hay Hồ Sơ xin việc chính là trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm bạn kê khai như: Đại học, Cao đẳng, Cử nhân, thạc sĩ…

II. Cách ghi trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch

Trình độ học vấn là một trong những nội dung bắt buộc trong Sơ yếu lý lịch hay Hồ sơ xin việc. Nhiều doanh nghiệp có yêu cầu cao về trình độ học vấn của ứng viên, do đó, phần nội dung này cần ghi khá chi tiết như: Trường học, chuyên ngành đào tạo, thành tích học tập, điểm tổng kết tốt nghiệp,....

Do vậy, cách ghi trình độ học vấn khéo léo sẽ giúp bạn gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ đầu.

Dưới đây là một số lưu ý trong cách ghi trình độ học vấn mà bạn nên lưu ý:

1. Phân chia thông tin theo đề mục rõ ràng

Việc phân chia đề mục rõ ràng chính là viết những thông tin lớn liên quan đến tên trường, bằng cấp đạt được. Đây là những ý chính và quan trọng nên được sắp xếp lên trước. Những mục nhỏ hơn như: các thành tích trong quá trình học tập, giải thưởng, .. sẽ xếp sau những mục lớn nên trên.

2. Có nên ghi điểm trung bình trong trình độ học vấn?

Điểm trung bình là minh chứng của thành tích học tập của bạn, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố thật sự cần thiết. Nếu Nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin này trong hồ sơ xin việc thì bạn hãy điền nó vào. Còn không, bạn không nên ghi điểm trung bình trong mục trình độ học vấn của mình.

3. Bỏ qua thông tin trường phổ thông

Trình độ học vấn không nên đưa trường THPT bạn đã từng theo học, không cần thiết. Bởi đơn giản, khi lên cấp bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại Học, Cao Học,..) nghĩa là bạn đã tốt nghiệp phổ thông.

Trường hợp nếu bạn đã tốt nghiệp THPT nhưng không học tiếp thì chi cần ghi trình độ học vấn 12/12.

4. Thành thật trong mọi thông tin

Những thông tin của bạn nêu ra trong Sơ yếu lý lịch nói chung và trong mục trình độ học vấn nói riêng cần trung thực. Việc thành thật với những gì đã thông tin, điền trong hồ sơ sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngược lại, nếu bị phát hiện, bạn chắc chắn sẽ để lại trong mắt nhà tuyển dụng cái nhìn không thiện cảm.

Việc hoàn thành mục trình độ học vấn là nội dung quan trọng và cần thiết trong mỗi hồ sơ xin việc. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ trình độ học vấn là gì cũng như phân biệt trình độ học vấn với trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. 


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.