Công việc của một trưởng phòng kinh doanh là làm những gì?

783 lượt xem

Trưởng phòng kinh doanh là một công việc lý tưởng được bạn hướng tới trong tương lai. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về những việc phải làm và yêu cầu của công việc này. Bài viết dưới đây sẽ mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh giúp bạn hiểu sâu hơn nhé.

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là những người có vị trí trong công ty, chịu trách nhiệm quản lý tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Xây dựng và điều chỉnh những kế hoạch kinh doanh. Đảm bảo được doanh số và mục tiêu đã đề ra của ban giám đốc. Có khu vực hoạt động đa dạng như địa phương, khu vực hay quốc gia.

Mô tả công việc của trưởng phòng kinh doanh

Công việc của trưởng phòng có thể khác nhau và được thay đổi tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trưởng phòng kinh doanh sẽ tập trung chủ yếu vào 3 yếu tố chính: con người, doanh nghiệp và khách hàng.

1. Yếu tố quản lý con người

Trưởng phòng kinh doanh không thể hoạt động riêng lẻ một mình. Do đó việc quản lý nhân sự trong cùng một lĩnh vực là điều cần thiết. Mọi người sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Là những con người đóng góp vào công việc chung dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng kinh doanh. Nhằm hoàn thành mục tiêu kinh doanh mà ban giám đốc đưa ra.

Công việc sẽ được đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn cho các nhóm kinh doanh và nhóm đại diện trong bán hàng. Các chỉ tiêu phải mang tính khả thi, sát thực tế, mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

Trưởng phòng kinh doanh sẽ quản lý và thúc đẩy làm việc của nhân viên. Những con người này hoạt động như một cơ quan độc lập hướng tới lợi ích chung của doanh nghiệp. Đảm bảo hiệu suất làm việc của ban bán hàng và hiệu quả làm việc của nhóm nhân viên trong bộ phận liên quan. Ngoài ra, đảm bảo nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân với nhau.

2. Yếu tố quản lý kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh sẽ quản lý toàn bộ công việc liên quan đến kinh doanh sản phẩm. Vạch ra mục tiêu, tăng doanh thu, phát triển thị trường, tăng lượng khách hàng tiêu thụ. Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để thương mại. Thống kê và phân tích các dữ liệu về doanh số để đưa ra định hướng mới theo từng giai đoạn.

Kết hợp làm việc với các bộ phận khác liên quan như marketing để đưa ra chiến lược tối ưu nhất cho kinh doanh. Tham gia báo cáo trong các cuộc họp.

3. Yếu tố quản lý khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng nên việc bám sát thị hiếu, nhu cầu của khách hàng là rất cần thiết để đưa ra đề xuất kinh doanh hiệu quả. Do đó trưởng phòng kinh doanh sẽ phải dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu khách hàng. Ngoài ra có nhiệm vụ nhận các phản hồi hay phàn nàn của khách về dịch vụ sản phẩm. Từ đó giải quyết hợp lý và báo cáo với cấp trên.

Trong chiến lược trưởng phòng kinh doanh sẽ đưa ra một số những chương trình ưu đãi phù hợp tới khách hàng. Nhằm để tăng doanh số và có lợi cho việc kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc và phân tích kỹ càng, tránh rủi ro sai sót.

Bên cạnh đó, vị trí trưởng phòng kinh doanh còn là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hình dung được công việc trưởng phòng kinh doanh là gì. Đừng bỏ lỡ những bài viết chia sẻ về Cẩm nang nghề nghiệp mới nhất trên 123dang.com để 


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.