Công việc của một nhân viên kế toán nội bộ gồm những gì?

609 lượt xem

Kế toán nội bộ - vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các bộ máy kế toán. Vậy theo bạn thì Kế toán nội bộ là gì? Những công việc mà một Kế toán nội bộ cần làm là gì? Hãy đọc bài viết để hiểu rõ thêm về những thắc mắc ở trên nhé!

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ hay kế toán quản trị (In house accountant) đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Kế toán nội bộ sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách các hoạt động diễn ra hằng ngày, thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, kế toán nội bộ chỉ phục vụ bên trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ các công việc ghi chép, lập chứng từ, lưu trữ, kiểm tra, theo dõi các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp từ lúc phát sinh đến khi kết thúc. Kế toán nội bộ là tên gọi chung chỉ tất cả các vị trí kế toán từng phần hành và không bao gồm kế toán tài chính (kế toán thuế).

Công việc của một nhân viến Kế toán nội bộ gồm những gì?

Nhiều người nghĩ rằng kế toán nội bộ là làm kế toán kho, kế toán công nợ hay là kế toán tiền lương… nhưng trên thực tế làm kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp được tất cả các phát sinh thực tế của Doanh nghiệp kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, từ đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp.

Những công việc của kế toán nội bộ:

1. Kế toán quỹ tiền mặt (vai trò như thủ quỹ): Căn cứ vào Quy định thu – Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu thu – chi và thực hiện thu chi và sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ và quản lý tiền.

2. Kế toán kho: Kế toán lập các chứng từ xuất - nhập, nhập - xuất hàng căn cứ vào sổ theo dõi và quản lý, quản lý hàng.

3. Kế toán ngân hàng: Mở tài khoản tại ngân hàng và lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Dựa vào sổ Theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

4. Kế toán thanh toán: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán thanh toán lập đề nghị, tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán, dựa vào sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán, đối chiếu công nợ.

5. Kế toán tiền lương: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động.Tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

6. Kế toán bán hàng: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh kế toán lập hoá đơn, chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu và các báo cáo bán hàng.

7. Kế toán công nợ: Căn cứ hoá đơn và chứng từ bán hàng, kế toán tổng hợp lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu và đòi nợ, giãn nợ.

8. Kế toán trưởng: Công việc của kế toán trưởng và phạm vi của kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng.

9. Kiểm soát nội bộ: Công việc và các phạm vi liên quan của KSNB.

Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ để tuyển dụng và sắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên trong bộ máy kế toán cho phù hợp.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.