Bài học khi làm những công việc bạn không thích

694 lượt xem

Bất kì ai cũng mong muốn làm việc trong môi trường tốt, theo đuổi đam mê của mình. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn để có thể tìm được công việc mà mình yêu thích.

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng làm công việc mà mình không thích. Theo nghiên cứu của Gallup về môi trường làm việc của người Mỹ thì có tới 70% số người được hỏi không hài lòng với công việc hiện tại của mình và chỉ 30% là thực sự yêu thích.

Nhưng, chúng ta vẫn chấp nhận đối mặt với nó ngay cả khi bạn thực sự ghét công việc hiện tại của mình. Dưới đây là 4 bài học mà bạn nên ghi nhớ và đúc kết khi làm việc ở một vị trí bạn hoàn toàn không yêu thích. Dưới đây sieuraovatvn giúp bạn hiểu rõ hơn nhé

 

1. Luôn nhìn về mặt tích cực

Trong cuộc sông, mỗi vấn đề luôn tồn tại mặt tích cực và mặt tiêu cực. Bạn không thể bỏ qua hoàn toàn những thứ tiêu cực nhưng bạn có thể hướng sự tập trung của mình vào những vấn đề tích cực. Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những điều tốt đẹp, cơ hội, niềm vui và lợi ích hoặc chí ít cũng là bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.

Ngay cả khi bạn được làm công việc yêu thích thì cũng sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Vì vậy, thay vì chán nản, buồn bực, bạn nên nhìn những điểm tốt trong công việc hiện tại và suy nghĩ tích cực hơn. Tuy đó không phải là công việc chuyên môn, thuộc sở trường nhưng ở đó lại có đồng nghiệp tốt, cấp trên tài giỏi khiến bạn học được nhiều điều. Chắc chắn rằng, tinh thần tích cực sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được thành công trên chặng đường tiếp theo trong sự nghiệp.

 

2. Kiên nhẫn là chìa khóa thành công

Thay đổi công việc không phải việc diễn ra trong thời gian ngắn ngủi hay dễ dàng. Trong quá trình tìm kiếm công việc bạn yêu thích, bạn sẽ phải trải qua các công việc khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải thật sự kiên nhẫn, nỗ lực hết khả năng và tìm kiếm cơ hội của mình. Nhiều người quyết tâm tìm kiếm cho bằng được công việc mà mình yêu thích, đương nhiên để tìm được công việc như mong muốn họ phải bỏ ra quang thời gian khá dài.Hãy cứ làm tốt công việc hiện tại và khẳng định sự chuyên nghiệp của bản thân. Cho dù ở đâu, làm bất cứ công việc gì thì bạn cũng cần nỗ lực hết mình và trung thành với công ty hiện tại. Đây cũng chính là phẩm chất được các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Bạn sẽ không chỉ để lại ấn tượng tốt cho sếp và đồng nghiệp, mà còn tự rèn luyện phẩm chất cần có trên con đường sự nghiệp lâu dài của mình.

 

3. Đừng phí phạm thời gian vào những vấn đề không đâu

Khi bạn không thích công việc của mình thì bất cứ việc gì cũng sẽ khiến bạn chán nản và mệt mỏi kể cả những việc nhỏ nhặt nhất cũng khiến bạn muốn nghỉ việc ngay lập tức

Khi bạn đã ở trong một tâm trạng xấu, thì bạn nhìn mọi thứ đều trở nên tiêu cực. Vì vậy, hãy tự nhủ không lãng phí thời gian của mình vào các câu chuyện vớ vẩn. Thực chất những rắc rối, phiền toái này chính là bài học quý giá giúp bạn thêm trưởng thành hơn mà thôi. Hít một hơi thật sâu và để cho mọi thứ qua đi. Đó là điều bạn sẽ học được nếu biết cách sống chung với công việc mình không yêu thích.

 

4. Mỗi công việc, kinh nghiệm đều có giá trị riêng

Lí do bạn chán ghét công việc bạn đang làm là bạn không nhận ra giá trị mà công việc đó mang lại. Điều này cũng dễ hiểu vì khi chúng ta không có đam mê với công việc chúng ta đang làm thì không thể hiểu được bản chất của công việc đó. Đã bao giờ bạn gạt bỏ đi những sự khó chịu của mình đối với công việc không yêu thích qua một bên để nghĩ về những điều thú vị mà nó mang lại. Đôi khi chúng ta phải làm một cái gì đó chúng ta ghét để biết chúng ta thực sự yêu thích điều gì. Trong thực tế, có rất nhiều bài học quan trọng bạn có thể học hỏi từ công việc hiện tại này. Đó có thể là tinh thần làm việc nhóm, các kỹ năng bạn còn thiếu sót hay những điều bạn chưa có cơ hội học hỏi. Vì vậy, hãy tận dụng tốt quãng thời gian làm việc này, biến chúng thành động lực để bạn có được công việc thực sự đam mê trong tương lai. 

 

Có rất nhiều điều bạn không nhận ra từ công việc hiện tại khi mà bạn không có sự đam mê, yêu thích với nó. Có thể đó là mức lương công bằng, một đội ngũ hỗ trợ tuyệt vời, các kỹ năng hữu ích cho công việc sau này hay cơ hội để làm sáng CV của mình. Những điều này chỉ được nhận ra khi bạn thực sự hiểu rõ về công việc và công ty của mình, cũng như đòi hỏi một sự chuyên tâm của chính bạn trong mọi việc.ie

 

Kể cả bạn có chán nản trong công việc hiện tại thì cũng phải hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Đứng trước khó khăn thì một tinh thần lạc quan và một tâm thế vững vàng luôn là điều cần thiết để bạn rút ra được những bài học và làm động lực cho những bước tiến sau này.

Chúng tôi xin chúc bạn tìm được công việc mà bạn yêu thích và luôn tràn đầy năng lượng trong công việc nhé.

 


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.