Các bước xây dựng quy trình bán hàng chuẩn?

590 lượt xem

Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông. Để làm được này, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt các khâu từ thiết kế, sản xuất đến kinh doanh sản phẩm. Phương thức cuối cùng để đưa sản phẩm đến tay khách hàng chính là quy trình thúc đẩy tiến độ bán hàng. Vậy quy trình bán hàng chuẩn là gì? Các bước trong quy trình bán hàng chuẩn ra sao? Hãy cùng 123dang.com theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Quy trình bán hàng được hiểu thế nào cho đúng?

Trong kinh doanh, quy trình bán hàng được xem là yếu tố cốt yếu để tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời đây cũng là cách để các doanh nghiệp níu chân khách hàng, tin tưởng lựa chọn sản phẩm của mình.

Để xây dựng lên cho mình một quy trình bán hàng hiệu quả, không phải doanh nghiệp nào, cá nhân nào cũng thực hiện tốt điều này. Không ai dám khẳng định quy trình bán hàng này sẽ đem lại kết quả ngay từ ban đầu. Bởi vậy, khi quy trình bán hàng đem lại lượng khách hàng lớn, đảm bảo lợi nhuận cũng như doanh thu đạt mức ổn định thì đó chính là thành công.

Các bước tiến hành một quy trình bán hàng chuẩn

Để xây dựng được quy trình bán hàng chuẩn, không ít cá nhân, doanh nghiệp đã bỏ ra biết bao công sức để nghiên cứu, đem lại hiệu quả khác biệt. Tham khảo quy trình bán hàng chuẩn gồm các bước sau:

1. Tìm ra đối tượng khách hàng trong tương lai

Đây là bước đi đầu tiên của một quy trình bán hàng đạt chuẩn. Bởi vậy chúng ta cần trú trọng và đề cao hơn cả nếu muốn có một nền móng vững chắc. Bằng cách thực hiện ban đầu như tìm kiếm thông tin liên hệ như số điện thoại, email, Facebook hay Zalo....

Bạn có thể thực hiện nhiều cách thức hoặc tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra thông tin của khách hàng tiềm năng. Ta có thể tìm kiếm thông qua các ứng dụng online trên mạng, các cuộc khảo sát đánh giá của khách hàng. Ban cũng có thể tìm kiếm khách hàng thông qua sự kiện, hội nghị quan trọng trong lĩnh vực.

Do đó, sự góp sức của bộ phận phòng sale sẽ là bước khởi đầu cho một quy trình bán hàng hiệu quả.

2. Xây dựng mối quan hệ thông qua kết nối, liên kết

Chủ động liên hệ và kết nối với khách hàng là bước tiếp theo để thực hiện cho quy trình bán hàng. Khi đó, ta cần trú trọng vào điểm yếu của khách hàng, tìm ra nhu cầu mà họ đang cần, cái mà họ đang thiếu. Thông qua đó, ta có thể xác nhận được đôi nét về khách hàng tiềm năng của mình như: Công việc, giới tính, độ tuổi...

3. Lên kế hoạch xem xét và đánh giá khách hàng

Bước tiếp đến của quy trình bán hàng là lên kế hoạch để phân tích, đánh giá và nghiên cứu khách quan về khách hàng của mình. Với những thông tin từ quá trình kết nối và liên kết, ta có thể tìm ra những sở thích của khách hàng. Bên cạnh đó là nắm bắt tính cách của khách hàng.

Nếu bạn đã nắm giữ được đầy đủ thông tin cũng như phương hướng đánh giá khách hàng chính xác. Bạn đã có phần trăm lớn để thực hiện kế hoạch chinh phục được khách hàng tiềm năng.

4. Đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng

Đến giai đoạn này, bạn cần phải hết sức cẩn thận và trú trọng hơn cả. Đây có thể là bước thành công để bán được hàng, nhưng cũng là bước đánh mất khách hàng dễ dàng.

Bạn cần phải đưa ra những thông tin đặc biệt, nổi trội nhất của sản phẩm. Khi đó, khách hàng thấy được sức hút của sản phẩm, dịch vụ và sẵn sàng đầu tư cho sản phẩm mà không thể từ chối.

5. Chốt đơn sản phẩm

Chốt đơn là bước cuối cùng để thực hiện một quy trình bán hàng chuẩn chỉ. Khi chúng ta đã thực hiện tốt tất cả các bước của quá trình bán hàng, khi đó cần đưa ra mức giá hợp lý cho khách hàng. Đi kèm với đó là chất lượng dịch vụ tốt, hệ thống tư vấn nhanh chóng.

Trên đây là một quy trình bán hàng được đánh giá là có chất lượng với đại đa số các sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, bạn có thể xem xét và cân nhắc để áp dụng cho doanh nghiệp của mình quy trình phù hợp.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.