QC là gì? Những công việc nhân viên QC cần phải làm?

830 lượt xem

QC là cụm từ vô cùng quen thuộc trong các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt là những công ty thuộc chuyên ngành sản xuất, phân phối sản phẩm thì từ này lại càng xuất hiện nhiều. QC là gì chính là một câu hỏi được rất nhiều người đề cập. Trong bài viết ngày hôm nay, 123dang.com sẽ giải đáp cho bạn ý nghĩa và công việc liên quan đến cụm từ này.

Giải nghĩa QC là gì?

QC là gì vốn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Thực tế mà nói, nếu không thuộc chuyên ngành hoặc làm trong các công ty, người ta có thể bị nhầm lẫn cụm từ này với các từ viết tắt khác. QC thực chất là hai chữ cái đầu tiên của từ Quality Control. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng đây chính là việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Những công ty kinh doanh, sản xuất phân phối sản phẩm đều sẽ có bộ phận QC.

Vai trò của bộ phận QC là gì?

Bộ phận QC đóng vai trò kiểm soát chất lượng của sản phẩm trong mọi khâu xử lý. Bộ phận QC của công ty phải sát sao quản lý trong từng khâu sản xuất hàng hóa. Đảm bảo đem đến cho doanh nghiệp những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng rồi mới chuyển sang đóng gói. QC là gì thực chất là những câu hỏi của mọi người không thuộc chuyên ngành. Nếu chúng ta làm việc trong môi trường này chắc chắn phải hiểu được những cụm từ viết tắt.

Vì vậy, nếu bạn đang đi làm tại các công ty mà vẫn còn chưa biết QC là gì. Thì đây chính là một điểm thiếu sót cực kỳ lớn. Hiểu được ý nghĩa của cụm từ QC chúng ta cũng dễ dàng thực hiện công việc của mình hơn.

Những công việc nhân viên QC phải thực hiện

Như chúng ta đã nói ở trên, hầu hết mọi công ty kinh doanh và phân phối sản phẩm đều có bộ phận QC riêng biệt. Bên trong bộ phận QC này cũng được chia ra thành các nhóm nhỏ khác nhau. Thông thường bộ phận này sẽ được chia ra thành 3 nhóm.

1. Nhóm nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

Chất lượng đầu vào chính là những nguyên liệu được sử dụng để làm ra sản phẩm. Ý nghĩa câu hỏi QC là gì ở đây chính là quản lý chất lượng đầu vào.

2. Nhóm nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

 Trong quá trình sản xuất có rất nhiều khâu cần phải xử lý. Nhân viên QC ở đây phải kiểm soát từng quá trình nhỏ để tạo ra sản phẩm. Chúng ta cũng có thể hiểu cụm QC là gì ở đây, chính là kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

3. Nhóm nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)

Sau khi được sản xuất thành sản phẩm. Những nhân viên trong bộ phận QC này cần phải rà soát một lần nữa. Đánh giá, kiểm định sản phẩm có thực sự đạt yêu cầu hay không mới chuyển đến đóng gói. Dù là nhóm nào, hay quá trình nào thì nhân viên trong công ty cũng cần biết QC là gì. Nếu không biết đến những từ chuyên ngành thì chắc chắn chúng ta sẽ khó để làm việc chung.

Các nguyên tắc vàng giúp nắm vững ngành Quản lí chất lượng

8 nguyên tắc quản lý chất lượng là những quy tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ chức nhằm cải tiến liên tục hoạt động của tổ chức trong một thời gian dài bằng cách tập trung vào khách hàng trong khi vẫn chú trọng đến nhu cầu của các bên liên quan. Nhân viên QC nói riêng và bộ phận quản lý chất lượng nói chung cần có những 

Nguyên tắc 1. Định hướng bởi khách hàng

Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2. Sự lãnh đạo

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được cắc mục tiêu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4. Quan điểm quá trình

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

Nguyên tắc 5: Tính hệ thống

Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống của các quá trình có liên quan qua lại đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 6. Cải tiên liên tục

Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.

Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên sự kiện

Tất cả quyết định và hành động của hệ thống quản lý muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.

Nguyên tắc 8. Hợp tác cùng có lợi với người cung ứng

Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

Trên đây là ý nghĩa cơ bản giải đáp QC là gì và những công việc mà nhân viên QC cần phải làm. Đừng bỏ lỡ những chia sẻ tại Blog nghề nghiệp của 123dang.com để tìm hiểu những ngành nghề mới, mô tả công việc,... từ đó có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân bạn nhé!


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.