Hệ số lương cơ bản 2020 được tính như thế nào?

44,994 lượt xem

Trước khi ra quyết định lựa chọn một công việc nào đó, bạn cần cân nhắc rất kỹ về bảng mô tả công việc và mức lương. Nhận biết được “lương” là chủ đề luôn được quan tâm hàng đầu của hầu hết người người lao động, 123dang.com xin giới thiệu tới các bạn những thông tin liên quan đến mức lương cơ bản là gì và cách tính ra sao. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để lưu ý những quyền lợi của mình nhé!

I. Hệ số lương cơ bản là gì?

Khái niệm Lương cơ bản là gì? Đây được hiểu là khoản lương thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhân viên trong quá trình phỏng vấn.

Theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 của Quốc hội: Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019, tại khoản 8, điều 4 cho biết thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng tăng thêm 0,1 triệu đồng/tháng áp dụng với mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01/07/2019.

Tìm hiểu lương cơ bản đầy đủ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi của mình

Do đó hệ số lương cơ bản được hiểu đơn giản là cơ sở để xem xét mức lương cơ bản đảm bảo đúng năng lực lao động. Theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP hệ số lương cơ bản ở các cấp bậc có sự khác nhau:

- Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1.86

- Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2.10

- Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2.34

- Hệ số lương cơ bản này áp dụng với những người lao động mới ra trường, con số này có thể thay đổi theo từng cấp bậc và trình độ chuyên môn của từng lao động.

Xem thêm: Tìm hiểu Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Tính từ ngày 1/1/2020, mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lên

II. Cách tính lương cơ bản theo hệ số

Lương cơ bản của người lao động tại các doanh nghiệp phải đảm bảo áp dụng đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Mức lương cơ bản với người lao động chưa qua đào tạo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn ít nhất 7%.

1. Mức lương tối thiểu vùng

Vì một số doanh nghiệp cố ý không thực hiện đúng quy chế của pháp luật về tiền lương. Để tránh mất quyền lợi vì thiếu hiểu biết về pháp luật, người lao động ngoài Nhà Nước cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết đặc biệt liên quan đến tiền lương. Dưới đây là mức lương tối thiểu vùng được áp dụng với người lao động không thuộc khu vực nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Mức lương cơ bản vùng 1: 4,18 triệu đồng/tháng

+ Mức lương cơ bản vùng 2: 3,71 triệu đồng/tháng

+ Mức lương cơ bản vùng 3: 3,25 triệu đồng/tháng

+ Mức lương cơ bản vùng 4: 2,92 triệu đồng/tháng.

Bạn có biết cách tính lương cơ bản như thế nào không?

2. Mức Lương cơ bản của người lao động thuộc cơ quan Nhà nước

Khác với người lao động ngoài doanh nghiệp, đối với người lao động làm việc trong khu vực nhà nước như: cán bộ, công nhân, viên chức... mức lương cơ bản được tính toán dựa trên mức lương cơ sở. Công thức tính lương cơ bản cho người lao động khối Nhà Nước như sau:

Mức lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương

Dựa vào công thức này bạn hoàn toàn có thể tự tính cho mình mức lương cơ bản mà bạn nhận được. Một lưu ý như đã trao đổi ở trên, năm 2019 đã có sự thay đổi về mức lương cơ sở cụ thể là từ thời điểm 1/7/2019.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn đề xuất tăng lương thuyết phục nhất

III. Phân biệt lương cơ bản, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Khái niệm lương cơ bản, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mặc dù được nhắc đến thường xuyên nhưng không phải ai cũng nắm được bản chất cũng như sự giống và khác nhau của các loại lương này. Cùng phân biệt rõ hơn qua bảng bên dưới:

Tiêu chí Lương cơ bản Lương tối thiểu vùng Lương cơ sở
Quy định của pháp luật Không có quy định bắt buộc Nghị định 157/2018/NĐ-CP Nghị định 38/2019/NĐ-CP
Định nghĩa

- Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Trong đó:

- Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Riêng với người lao động đã qua học nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.

Là mức lương dùng làm căn cứ:

- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí;

- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Đối tượng áp dụng Với tất cả người lao động (trong và ngoài khu vực Nhà nước). Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước). Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức độ ảnh hưởng  Khi lương cơ bản tăng, tức là mức lương thực tế của người lao động cũng tăng.

Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.

Hầu hết những người lao động không chịu ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng.

Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.
Chu kỳ thay đổi Tăng theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thông thường, mỗi năm lương tối thiểu vùng được điều chỉnh 01 lần (bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm).

Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về điều này.

Lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định mà phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.

Trong nhiều năm trở lại đây, lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 01 lần (vào ngày 01/5 hoặc 01/7 hàng năm).

IV. Tham khảo mức lương cơ sở năm 2020

1. Lương cơ sở năm 2020 tăng lên 1,6 triệu đồng

Việc tăng lương cơ sở được xem là căn cứ để tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên chức. Bên cạnh đó, đây còn là căn cứ để tính các khoản cũng như mức hưởng các chế độ của người lao động.

Cụ thể như sau:

- Tăng mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức;

- Tăng mức lương hưu với người đang nghỉ hưu;

- Tăng trợ cấp ưu đãi người có công;

- Tăng mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân…

- Tăng một số khoản tiền thưởng với Đảng viên;

- Tăng mức hưởng của các chế độ bảo hiểm tính theo mức lương cơ sở. Ví dụ: Mức trợ cấp thai sản một lần; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp dưỡng sức; trợ cấp tử tuất, mai táng…

Thông thường, cách tính của các chế độ nêu trên là mức lương cơ sở nhân với một hệ số cố định. Do đó, khi mức lương cơ sở tăng, mức hưởng của các chế độ nêu trên cũng tăng lên tương ứng.

Xem thêm: Những quy định bạn cần biết về lương thử việc hiện hành

2. Tham khảo bảng lương cơ bản năm 2020

Quyết định về việc tăng lương cơ sở năm 2020 được thông qua tại Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, việc tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2019.

Bảng tăng lương cơ sở năm 2020 như sau:

Thời điểm áp dụng Mức lương cơ sở
Từ nay đến 30/06/2020 1.490.000 đồng/tháng
Từ 01/07/2020 1.600.000 đồng/tháng

3. Điểm mới trong tăng lương cơ sở năm 2020

Việc tăng lương cơ sở năm 2020 cơ bản cũng giống những năm trước đây. Tuy nhiên, có một số điểm mới trong lần tăng lương này như sau:

- Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm qua, mức tăng là 110.000 đồng/tháng. Kể từ năm 2013 - 2019, mức tăng lương cơ sở hàng năm rơi vào khoảng 90.000 đồng/tháng - 100.000 đồng/tháng. Đặc biệt, năm 2016 chỉ tăng 60.000 đồng/tháng (từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng).

- Đây là năm cuối cùng mức lương cơ sở còn tồn tại. Năm 2020 là năm cuối cùng duy trì cách tính lương của cán bộ, công chức, viên chức như hiện nay. Tính từ năm 2021, mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ và thay bằng 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ.

Hi vọng, qua bài viết trên đây, bạn đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về hệ số lương cơ bản là gì. Để trở thành một người lao động thông thái và tự tin, bạn hãy chịu khó tìm hiểu và cập nhập các thông tin pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

Và đừng quên cập nhật những thông tin bổ ích dành cho người lao động trên chuyên mục Tin tức của SIEURAOVAT.VN bạn nhé!


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.