10 kỹ năng trong CV xin việc giúp bạn tỏa sáng

24,843 lượt xem

I. Tại sao mục kỹ năng trong sơ yếu lý lịch lại quan trọng?

Trong hồ sơ xin việc, mục kỹ năng là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm bởi thông qua đó họ sẽ nắm bắt được ứng viên có những kỹ năng gì, có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Đồng thời, một CV với những kỹ năng đa dạng sẽ có ưu thế hơn so với những các ứng viên khác. Do đó, đừng bỏ lỡ cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi điền kỹ năng trong CV xin việc bạn nhé!

Có 2 loại kỹ năng chính trong CV 

Kỹ năng về cơ bản gồm có 2 loại chính là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó, mỗi phần sẽ có đặc điểm riêng và bạn cần chọn lọc để đưa vào hồ sơ xin việc của mình.

1. Các kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng được hiểu là những kỹ năng có thể định lượng được và thường được học từ nhà trường hoặc từ công việc trước đó. Ví dụ như: lập trình, thiết kế đồ họa, phân tích dữ liệu,..

2. Các kỹ năng mềm

Phần kỹ năng mềm mang tính chủ quan nên việc đánh giá sẽ khó hơn bởi mỗi người sẽ có những định nghĩa, định lượng khác nhau cho những kỹ năng mềm đó.

Một số kỹ năng mềm thường thấy như: giao tiếp tốt, kiên nhẫn, ra quyết định và giải quyết xung đột đều là các kỹ năng mềm.

Về logic mà nói, kỹ năng cứng quan trọng hơn so với kỹ năng mềm. Thêm vào đó, các nhà tuyển dụng thường chọn những ứng viên có kỹ năng cứng tốt, có kinh nghiệm làm việc hoặc đào tạo chuyên môn để có thể bắt tay vào công việc ngay mà không phải đào tạo lại.

Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực ngành nghề đặc thù, ứng viên có kỹ năng mềm tốt sẽ có lợi thế hơn.

II. Cách ghi các kỹ năng trong CV xin việc

Cách ghi các kỹ năng trên sơ yếu lý lịch khá quan trọng bởi nếu được trình bày một cách chuyên nghiệp và bắt mắt thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng chú ý và ấn tượng hơn.

123dang.com chia sẻ với bạn một số mẹo ghi kỹ năng trong CV xin việc như sau:

1. Điền các kỹ năng công việc cụ thể

Chỉ nêu các kỹ năng công việc cụ thể gần đây bạn sử dụng hay có được từ công việc. Đừng cho thêm kỹ năng lập trình ngôn ngữ và máy móc cũ kỹ trước đó, nó sẽ làm cho bạn lỗi thời.

2. Chỉ ghi những kỹ năng có thể áp dụng được cho công việc đang ứng tuyển

Mục tiêu của mục kỹ năng là nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể làm được công việc đó, không phải là bất kỳ công việc nào khác, do đó, bạn nên tập trung vào những kỹ năng liên quan tới công việc đang ứng tuyển.

3. Phân loại các kỹ năng theo nhóm

Chia các kỹ năng thành các loại chính liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ kỹ năng của một chuyên viên phát triển mạng có thể được chia ra bao gồm: lập trình ngôn ngữ, phần mềm, thiết kế và các kỹ năng.

4. Nên dùng các từ đồng nghĩa liên quan

Sử dụng từ đồng nghĩa và các cụm từ khác nhau cho các kỹ năng của bạn. Ví dụ tiếp thị trên mạng xã hội thường đi với cụm từ SMM và đôi khi nó cũng tham chiếu tới một hình thức tiếp thị cụ thể như quảng cáo trên Facebook hay trên Pinterest.

5. Lặp lại các kỹ năng quan trọng

Các nhà tuyển dụng cũng sử dụng các thuật ngữ kỹ năng để làm từ khóa tìm kiếm trong Phần mềm Quản lý Tuyển dụng (ATS) cho nên việc bạn liệt kê các kỹ năng quan trọng của bạn vài lần trong sơ yếu lý lịch là một việc nên làm, ví dụ bạn có thể vừa liệt kê chúng trong phần sơ lược công việc trong quá khứ và có thể tiếp tục liệt kê trong phần kinh nghiệm.

Một ATS có thể đếm tần suất xuất hiện của một từ khóa và sẽ xếp hạng các đơn xin việc theo thứ tự mà có từ khóa đó xuất hiện nhiều nhất.

III. Tham khảo 10 kỹ năng trong CV xin việc 

Để trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá nhất trong mắt nhà tuyển dụng, bạn nên tham khảo ngay 10 kỹ năng tỏng CV xin việc dưới đây:

1. Kỹ năng làm việc nhóm

Không quan trọng bạn đang ứng tuyển cho vị trí nào, đa số các công việc bây giờ đều cần bạn là một người biết làm việc nhóm. Không những phải biết làm việc nhóm, mà còn phải giỏi xử lý công việc trong nhóm ví dụ như giao việc cho mọi người, giải quyết xung đột khi gặp phải chẳng hạn.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Người làm việc với khách hàng cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Người phát triển web cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Một thanh niên design đẹp cũng cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Các Marketer lại càng cần đến kĩ năng này. Không quan trọng công việc nào bạn đang ứng tuyển, kĩ năng giải quyết vấn đề kiểu gì cũng là một kĩ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong công việc.

3. Sắp xếp và lặp kế hoạch

Đa phần các công việc đều đòi hỏi kĩ năng sắp xếp và tổ chức. Đặc biệt là những công việc như chạy sự kiện, quản lý dự án thì càng đỏi hỏi kĩ năng này nhiều, với kĩ năng này bạn phải luôn đảm bảo mọi thứ diễn ra theo tuần tự, không bị lộn xộn lung tung.

4. Phân tích dữ liệu

Nếu bạn là một người giỏi về các vấn đề tính toán, thì chắc rằng bạn là người rất khá về kĩ năng này. Tuy nhiên dù bạn không giỏi về các con số lắm nhưng vẫn có thể tổng hợp vấn đề, thì bạn vẫn là một người có kĩ năng phân tích tốt.

5. Kỹ năng viết báo cáo

Kĩ năng viết báo cáo đòi hỏi bạn phải biết thu thập và tổng hợp thông tin, từ đó dùng ngôn từ dễ hiểu và dễ đọc nhất để viết thành một bản tóm tắt hoàn chỉnh, khiến ai đọc cũng hiểu.

6. Kỹ năng thích nghi

Từ khi tốt nghiệp cho đến lúc bạn có một công việc ổn định, chắc bạn còn phải đổi việc và đổi ngành nghề nhiều lần. Vì vậy bạn cần có kĩ năng thích nghi tốt với môi trường làm việc khác nhau và các công việc khác nhau, từ đó giúp bạn dễ dàng bắt đầu với công việc mới hơn.

7. Kỹ năng nghiên cứu

Kĩ năng tìm kiếm thông tin là một trong những kĩ năng rất cần thiết trong đa số mọi công việc, đặc biệt là công việc đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường như Marketing chẳng hạn.

8. Kỹ năng quản lí dự án

Kĩ năng này còn bao hàm rất nhiều kĩ năng nhỏ hơn bên trong nó, như là: kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm nhiều việc một lúc, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thuyết phục chẳng hạn.

9. Kỹ năng điều chế cảm xúc

Một người có được kĩ năng kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân để có thể làm việc tốt với đa số người khác. Người kiểm soát tốt được những cảm xúc của bản thân, ví dụ như những cơn tức giận của mình thì sẽ dễ dàng làm việc tốt với người khác hơn.

10. Kỹ năng chỉnh sửa ảnh

Chỉ cần bạn biết một xíu về Photoshop thôi, bạn sẽ trở thành một ứng viên đầy giá trị với nhà tuyển dụng rồi đó. Đặc biệt là các bạn là marketing hay quảng cáo mà biết chút về kĩ năng này thì quá là tuyệt vời.

Trên đây là 10 kỹ năng trong CV xin việc có thể gây ấn tượng tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.