Giao tiếp ứng xử thông minh không thể thiếu những kỹ năng này

3,026 lượt xem

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong những kỹ năng thiết yếu của mỗi cá nhân, góp phần quan trọng trong việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp và dắt dắt thành công.

Giao tiếp ứng xử là gì?

Giao tiếp ứng xử là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả và thuyết phục hơn khi nắm bắt được “chìa khóa” trong giao tiếp.

Trong kỹ năng giao tiếp có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe và quan sát, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, sự tự tin và thân thiện,...

Để có được kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.

Những lỗi nên tránh khi giao tiếp ứng xử

1. Tránh lối nói mỉa mai, cạnh khóe người khác

Việc chỉ trích, nói về người khác theo kiểu bóng gió, văn hoa, nhưng thực ra là miar mai, cạnh khóe người khác,.. Đây là cách nói chuyện gây ấn tượng cực xấu cho người nghe.

Bên cạnh đó, tránh lối nói gây cảm giác không tốt về người khác khi giao tiếp ứng xử. Điều đó sẽ khiến câu chuyện trở nên nặng nề và không thiện cảm với người nghe.

2. Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc nhạy cảm

Giao tiếp luôn là sự tương tác giữa các bên với nhau. Do đó, việc chọn lựa chủ đề phù hợp mà đối phương quan tâm hoặc có thể hiểu được. Đặc biệt, cần chú ý về các chủ đề nhạy cảm như tôn giáo, giới tính,...

3. Không nói lấp lửng hoặc im lặng

Nguyên tắc giao tiếp ứng xử lịch sự chính là không chen ngang câu chuyện, không ngắt lời người khác đang nói hay việc dừng ngang câu chuyện một cách đột ngột, nói lấp lửng,....

4. Lựa chọn từ ngữ phù hợp trong giao tiếp ứng xử

Việc lựa chọn từ ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, vai trò của người mà mình đang giao tiếp là ai,... để có điều chỉnh từ ngữ phù hợp.

Giao tiếp ứng xử cũng nên lưu ý không dùng từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng hay những cổ ngữ, từ chuyên ngành quá nhiều. Lưu ý điều này sẽ giúp tránh hiểu nhầm cho người đối diện.

Cách gây thện cảm trong giao tiếp ứng xử

1. Nói chuyện bằng sự chân thành, tự nhiên

Việc giữ thái độ tự nhiên và chân thành khi giao tiếp sẽ giúp bạn ghi điểm rát lớn với người đối diện. Câu chuyện đủ ý, gọn gàng và chủ đề liên quan sẽ giúp câu chuyện của chúng ta trở nê thu hút hơn.

Tránh nói dài dòng, thao thao bất tuyệt dù người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được điều này, hãy quan sát xem thái độ của người nghe có hứng thú không, từ đó quyết định tiếp tục hay chuyển chủ đề khác.

2. Khi nói chuyện nên giữ khoảng cách vừa phải

Nếu nói chuyện với nhóm đông người, hãy giữ khoảng cách vừa phải, tránh những hành động nói thì thầm vào tai hay làm ra vẻ bí mật. Đây là cách giao tiếp không khéo léo và dễ làm mất thiện cảm với người khác.

3. Không nên nói dối

Việc giao tiếp ngoài việc kết nối bạn với mọi người xung quanh còn là cách để xây dựng hình tượng, uy tín của bản thân bạn. Do đó, trong các câu chuyện, chủ đề giao tiếp, hãy giữ tính trung lập và khách quan cho mình, tránh nói những điều không đúng, những điều bạn không rõ. Đặc biệt là tuyệt đối không nên nói dối. Nếu bị phát hiện hoặc nói dối nhiều lần sẽ là lí do khiến bạn đánh mất niềm tin ở mọi người.

4. Không nên tâm sự chuyện riêng tư với mọi người

Việc cá nhân của mỗi người là chủ đề nhạy cảm.Trong giao tiếp ứng xử, không nên đào sâu vào các chủ đề mang tính cá nhân, riêng tư. Vì thực ra ai cũng có bí mật và đôi khi người nghe cũng không muốn nghe, không quan tâm đến chuyện cá nhân của bạn.

Top 5 kỹ năng giao tiếp ứng xử chuyên nghiệp cần biết

1. Quan sát và lắng nghe

Lắng nghe và quan sát là những kĩ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp với người đối diện, đặc biệt đối với đồng nghiệp. Khi bạn trở thành một người biết lắng nghe tốt, có thể làm việc tốt với những người xung quanh. Mọi người sẽ nghĩ bạn là người thấu đáo trong từng quyết định. Và khi bạn trở thành một người biết quan sát, bạn có thể thấy được sự khác biệt của một điều dường như đã cũ, lúc đó sự nhạy bén tính tế sẽ tăng dần lên.

2. Tôn trọng sự khác biệt

Làm việc trong môi trường đa quốc gia, bạn phải chấp nhận đây là nơi đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa, bản sắc. Tôn trọng sự khác biệt khi bạn tôn trọng nền văn hóa của người khác và cả sự tôn trọng cá nhân. Mỗi chúng ta có thể tìm cho mình một cách ứng xử riêng lạ. Hãy tôn trọng họ khi họ giao tiếp với bạn bằng chính các bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo của họ.

3. Tự tin và thân thiện

Sự tự tin cùng với thái độ chân thành sẽ giúp bạn lấy được niềm tin của người đối diện. Bạn nên tránh những câu nói nghe như một câu hỏi, bởi nó mang tính nghi ngờ, không có tính khẳng định, quyết đoán.

4. Ngôn ngữ cơ thể

Bên cạnh lời nói thì các ngôn ngữ kí hiệu cũng phát huy tác dụng trong việc truyền đạt thông điệp. Một cái gật đầu hoặc hàn động giơ ngón tay cái có thể là tín hiệu nhiệt liệt đồng tình với các quan điểm được đưa ra. Ngược lại, hãy đảm bảo bạn gửi thông điệp phù hợp đối với đối tượng giao tiếp (người nghe) nhé.

5. Tiếng Anh trong giao tiếp

Mọi người trên Thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau hơn nhờ sự phát triển công nghệ, và điều đặc biệt là họ sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp với nhau, tiếng Anh. Việc học một ngôn ngữ mới, đặc biệt là tiếng Anh, sẽ giúp bạn học nhiều hơn các kỹ năng mềm.

Hi vọng bài viết trên đây của 123dang.com đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và  cũng như trong làm việc. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp 


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.