Nhân viên thị trường là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

9,622 lượt xem

Đóng góp vào sự thành công và phát triển của các chiến dịch marketing không thể không kể đến vai trò của nhân viên thị trường. Đây chính là bộ phận cung cấp những thông tin, dữ liệu về khách hàng và thị trường chính xác và chất lượng nhất.

I. Nhân viên thị trường là gì?

Nhân viên thị trường được hiểu đơn giản là những người có trách nhiệm thu thập thông tin. Những thông tin này được thống kê từ khách hàng và tình hình thực tế trên thị trường. Sau đó chuyển tới bộ phận marketing, giúp đưa ra những chiến lược phù hợp để việc truyền thông sản phẩm được hiệu quả.

Để việc marketing hiệu quả thì phải nắm được thị hiếu và nhu cầu từ khách hàng. Dữ liệu được cung cấp từ nhân viên thị trường giúp việc marketing tiết kiệm được thời gian và sức lực. Ngoài ra nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả còn làm tăng năng suất công việc.

Do đó việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ giúp chiến lược marketing trở nên thực tế hơn. Và do đó, nhân viên thị trường chính là bộ phận giúp thực hiện tốt công việc này.

III. Công việc của nhân viên thị trường là gì?

Qua định nghĩa, ta có thể hình dung ra được phần nào công việc của nhân viên thị trường phải làm. Cụ thể là như sau:

1. Mục đích công việc

Nhân viên thị trường hỗ trợ hiệu quả trong việc đưa ra chiến lược marketing từ những thông tin, dữ liệu thu thập được trực tiếp khách hàng.

- Phát triển thị trường, khai thác thông tin từ khách hàng.

- Luôn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đối tác, tạo sự trung thành.

2. Nhiệm vụ cần thực hiện

- Xây dựng phương pháp thu thập thông tin hiệu quả trực tiếp từ khách hàng qua các phương tiện khác nhau: phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư điện tử, lập trạm nghiên cứu tại các trung tâm thương mại lớn,…

- Thống kế, phân tích dữ liệu và theo dõi động thái thị trường, các khách hàng và dự án tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đưa ra đánh giá và kết luận về thị trường, tham mưu cho các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

- Nghiên cứu kỹ dữ liệu và nắm chắc lịch sử của khách hàng, cũng như các bên hợp tác.

- Trên việc đánh giá phân tích tiềm năng của thị trường, hình thành lên các chính sách và định hướng cho tương lai.

- Thu thập các số liệu về công ty đối thủ. Nghiên cứu những phương pháp đã tiếp thị và phân phối trong quá khứ. Đưa ra để giá để phát triển và khắc phục ở tương lai.

- Đưa ra ý tưởng về các chương trình đặc biệt, ưu đãi cho khách hàng để có lợi cho phát triển sản phẩm. Quản lý, thực hiện trực tiếp các triển khai và theo dõi chứng từ theo đúng quy định.

- Tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường tiềm năng. Tư vấn về sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác.

- Huấn luyện cho nhân viên bán hàng được nắm rõ thông tin sản phẩm để truyền được chính xác cho khách hàng.

Những công việc trên đây đòi hỏi nhân viên thị trường về kỹ năng giao tiếp và xử lý tính huống. Ngoài ra còn cần có sự tỉ mỉ, khéo léo và linh hoạt trong công việc. Hy vọng bài viết trên đây của Sieuraovat đã giúp bạn hiểu được khái quát về nhân viên thị trường là gì và làm những công việc gì. Chúc các bạn may mắn!


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.