Cách khắc phục điểm yếu của bản thân khi đi phỏng vấn

4,537 lượt xem

Phỏng vấn xin việc là một giai đoạn mà chắc chắn bất cứ ai cũng phải trả qua trước khi tìm được một công việc phù hợp cho mình. Thậm chí việc phỏng vấn còn phải lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc trải qua nhiều cuộc phỏng vấn ở những vị trí khác nhau thì bạn mới có thể ổn định công việc.

Vậy để có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm việc làm và tham gia quá nhiều các cuộc phỏng vấn, bạn nên tìm cách khắc phục điểm yếu của bản thân để thể hiện thật tốt cho buổi phỏng vấn sắp tới nhé.

Hiểu rõ điểm yếu của bản thân bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nhưng nếu bạn hiểu rõ về những hạn chế của mình và có sự quyết tâm khắc phục khuyết điểm thì chắc chắn có thể thành công. Đó là nhận định của những người đã thành công trong việc hạn chế nhược điểm của bản thân và nâng cao các thế mạnh khác. Đây cũng là kỹ năng quan trọng khi bạn tham gia ứng tuyển xin việc vào một vị trí nào đó.

Vì chỉ khi hiểu rõ bản thân có điểm yếu gì, các khuyết điểm bạn có thể khắc phục và các nhược điểm khó có thể thay đổi. Khi đó bạn mới xác định được công việc nào là phù hợp với mình. Hơn nữa khi trả lời phỏng vấn, bạn cũng có thể tự tin đối diện với các điểm yếu mà mình gặp phải. Chính thái độ tự tin và có tinh thần lạc quan, sự nhiệt huyết của bạn sẽ giúp các khuyết điểm trở nên nhỏ bé.

Xem thêm: [Bộ ảnh] Những cuộc phỏng vấn tuyển dụng hài hước

Cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng khi gặp bất lợi

Khi ứng viên xin việc tham gia trả lời phỏng vấn, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số câu hỏi về kỹ năng, điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Hoặc họ có thể cho bạn thời gian để tự giới thiệu và trình bày về bản thân. Với các câu hỏi không thuộc sở trường của mình, bạn nên chú ý cách trả lời sao cho thật khéo léo.

Trong đó ứng viên nên nhớ một số quy tắc, kinh nghiệm khi trả lời phỏng vấn về điểm yếu của bản thân như sau:

- Nói rõ về một vấn đề, kỹ năng cụ thể. Trình bày thế mạnh, điểm tốt trước và sau đó nhắc đến các hạn chế của bản thân đối với kỹ năng đó.

- Khẳng định và đưa ra phương hướng khắc phục điểm yếu.

- Điểm yếu nếu không liên quan đến công việc thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc ứng tuyển.

- Tuyệt đối không nói dối, quá tâng bốc bản thân khi trả lời phỏng vấn.

- Không đưa ra các câu trả lời chung chung, qua loa.

- Thay đổi hoặc cải thiện các điểm yếu của mình.

Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất

Chắc chắn trong tất cả chúng ta đều sẽ có những sở trường và sở đoản. Việc thay đổi hoặc cải thiện các điểm yếu của bạn sẽ giúp bản thân được hoàn thiện hơn. Đặc biệt là với các kỹ năng trong công việc, nếu bạn chưa đủ tự tin vào nó thì có thể cải thiện bằng cách học thêm, trau dồi kinh nghiệm và tham khảo tin tức từ những người đi trước.

Sự cầu tiến và tinh thần ham học hỏi chắc chắn sẽ là cách cải thiện điểm yếu của bản thân một cách tốt nhất. Hãy chuẩn bị các kỹ năng, kinh nghiệm, điều kiện tốt nhất của bản thân khi phỏng vấn và chắc chắn bạn sẽ đạt được nguyện vọng trúng tuyển như mong muốn.

Thật tự tin khi phỏng vấn xin việc chính là lời gợi ý cuối cùng mà 123dang.com muốn dành cho bạn. Hy vọng bạn sẽ đạt được những kết quả tốt nhất khi tham gia phỏng vấn xin việc lần tiếp theo.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.