Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất

1,406 lượt xem

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội là chủ đề được người lao động đặc biệt quan tâm khi kết thúc hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc tại doanh nghiệp. Những thủ tục, quy định của pháp luật trong việc chốt sổ Bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết bên dưới.

Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Khi người lao động chấm dứt hợp đồng và nghỉ việc tại công ty, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm những thủ tục cần thiết. Một trong số đó là việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Sơ lược về hồ sơ chốt bảo hiểm sẽ bao gồm:

- 02 Phiếu giao nhận hồ sơ theo bản mẫu 301.

- Tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội.

- Một số tờ rời khác ( trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội nhiều lần).

-01  Đơn đề nghị của người tham gia, theo mẫu D01-TS.

Thủ tục cần thực hiện để chốt sổ bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây để đảm bảo được chính xác và thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội.

1. Báo giảm lao động

Doanh nghiệp sử dụng lao động cần làm báo giảm lao động cho người lao động tham gia BHXH đó. Hồ sơ làm thủ tục báo giảm lao động bao gồm:

- Danh sách tham gia trong bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Biên bản trả lại thẻ bảo hiểm y tế ( trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp trước đó).

- 01 Thẻ bảo hiểm y tế trong điều kiện còn hạn sử dụng.

- Quyết định của chấm dứt hợp đồng lao động 2 bên tham gia.

Các đơn vị sử dụng lao động cần hoàn thiện các hồ sơ trên và giao đến cơ quan quản lý BHXH.

2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định, chốt sổ bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ sau:

- Bản khai đơn vị tham gia, thực hiện đúng thông tin theo mẫu TK3-TS.

- Danh sách của lao động tham gia các BHXH, BHYT,… theo mẫu D02-TS.

- Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS.

- Sổ hoặc tờ bìa bảo hiểm xã hội.

- Các tờ rời đính kèm thuộc trong bản chính của sổ BHXH.

- 01 Công văn chốt sổ của doanh nghiệp theo mẫu D01b-TS.

- Quyết định được hưởng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu có.

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên rồi đưa đến cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

Những lưu ý khi làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm

Nếu thực hiện thủ tục báo giảm và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động luôn thì doanh nghiệp chỉ cần nộp 2 hồ sơ này 1 lần. Bảo hiểm xã hội sẽ xử lý 2 bước này trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán đủ các khoản cần thiết.

Khi người lao động quyết định chấm dứt lao động thì đơn vị sử dụng lao động cần nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH trong 7 ngày. Nếu việc báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm xã hội được nộp quá thời gian quy định. Thì hồ sơ đó sẽ bị truy thu lãi suất nộp muộn theo đúng quy định của bảo hiểm xã hội.

Mong rằng qua bài viết trên của 123dang.com đã giúp bạn đọc giải quyết được những lúng túng khi làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Công đoạn cũng đơn giản không có mấy phức tạp nếu bạn thực hiện đúng các bước trên.


Nghề nghiệp

Xem thêm
25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn

06:08 05/08/2020 25 câu nói truyền cảm hứng và tạo động lực tích cực cho bạn Những câu nói truyền cảm hứng và động lực luôn là nguồn cổ vũ tinh thần tinh tuyệt vời, giúp bạn có thêm niềm tin vượt lên thử thách trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là 25 câu nói truyền cảm hứng tích cực giúp truyền lửa cho bạn để phát triển .

Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng

07:15 16/07/2020 Chia sẻ 5 cách tìm nguồn ứng viên chất lượng dành cho Nhà tuyển dụng Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hồ sơ ứng viên chất lượng, nhân sự cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn loay hoay không biết nên chọn kênh tuyển dụng nào thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây nhé!

Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp

09:15 01/07/2020 Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn chọn nghề phù hợp Top 6 bài trắc nghiệm miễn phí giúp bạn khám phá bản thân, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, phát huy được điểm mạnh cũng như sở trường của bản thân. Làm bài test ngay nào bạn ơi!

"Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào?

08:55 30/06/2020 "Ngày có thể bắt đầu làm việc" trong CV nên viết như thế nào? "Ngày có thể bắt đầu làm việc" là câu hỏi thường gặp trong CV xin việc cũng như trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đây được hiểu là thời gian mà bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty mà bạn trúng tuyển.